Các yếu tố hàn dán tồi là gì? (Các yếu tố làm đường hàn không đạt)

Hàn dán bao bì nhựa

Khi vấn đề về đường hàn dán tồi xảy ra, điều cần thiết là quan sát chổ màng bị tách lớp. Lý do màng phức hợp tách lớp không chỉ do khuyết tật đường hàn mà chổ bao bì thực sự bị gãy, vở mới thực sự làm cho đường hàn tồi.

1. Điều kiện hàn dán:

Độ bền đường hàn là một hàm của nhiệt độ, áp suất và thời gian. Những điều kiện này phải được xác định để ngăn ngừa màng bị co rút, biến dạng và đạt được sự truyền nhiệt tốt tới lớp hàn dán bên trong.

2. Độ bền tách lớp:

Ghép yếu gây các khuyết tật đường hàn khi các lớp ghép dễ tách lớp.Các yếu tố làm ghép “ yếu” là

2.1. Keo:

– Keo dùng không phù hợp
– Hardening (Độ rắn) thấp
– Lượng keo phủ thấp…

2.2 Mực:

Mực dùng không phù hợp sẽ làm hỏng độ bền tách lớp ở các phần có in.

2.3 Keo phủ:

Độ bền bám đính thấp giữa màng ghép có mạ kim loại hoặc màng phủ PVDC và màng in kết quả là độ bền tách lớp giảm.

3. Hàn dán:

Thực sự hàn dán kém là kết quả tách ra từ hai lớp màng. Những yếu tố hàn dán kém như sau:

3.1 Mức độ xử lý corona:

Lực căng bề mặt hàn dán cao sẽ làm giảm độ bền đường hàn ( Xử lý corona hoặc xử lý xuyên suốt bề mặt yêu cầu nhiệt độ hàn dán cao)

3.2 Sự di hành:

  • 3.2.1 Sự di hành phụ gia: Các phụ gia trong màng được bảo quản trong kho một thời gian dài sẽ di hành vào phía trên của bề mặt hàn dán làm giảm độ bền đường hàn.
  • 3.2.2 Sự di hành keo ghép: Lượng keo chưa đóng rắn hoàn toàn, kết quả là keo di hành ra bên ngoài, như các khối lượng hợp chất nhỏ chưa phản ứng sẽ chảy hoặc khối lượng hợp chất phân tử nhỏ chảy ra từ chất phụ gia trong lớp hàn dán, và sự di hành này vào bề mặt hàn dán làm giảm độ bền đường hàn.

3.3 Phần hàn dán bị bẩn.

3.3.1 Bị bẩn trong quá trình sản xuất bao bì bao gồm các khâu: in, tráng/ghép, chia cuộn,..): Các lớp hàn dán bị lộ ra trong suốt môi trường hoạt động trước khi làm túi cũng dể dàng nhiễm bẩn trong qua trình đó. Các màng hàn dán tiếp xúc với các trục silicon bị bẩn…sẽ làm giảm độ bền đường hàn.

3.3.2 Bị bẩn bên trong:

Các phần bên trong vô tình tiếp xúc với chổ phần đường hàn trong quá trình đổ chúng vào bao bì sẽ làm giảm độ bền đường hàn. Dùng màng hàn dán cho khả năng hàn dán xuyên thấu các phần bị bẩn là thích hợp.

3.3.3 Bị bẩn bởi bột làm trơn:

Bột chống dính làm tăng độ trơn có thể vô tình tiếp xú đường hàn và làm giảm độ bền đường hàn.

3.4 Oxyhóa bề mặt màng (trong trường hợp tráng đùn):

Nhiệt độ tráng đùn cao không thích hợp, có hiện tượng oxy hóa nhựa nóng chảy, kết quả là độ bền đường hàn giảm.

3.5 Vật liệu “ nghèo”

3.5.1 Vật liệu không thích hợp:

Thành phần nhựa không thích hợp sẽ làm giảm đi mục tiêu đạt độ bền đường hàn mong muốn.

3.5.2 Độ dày mỏng:

Độ dày hàn dán không đủ sẽ không đáp ứng độ bền tách lớp

Nếu xảy ra trường hợp đường hàn không đạt, cẩn thận quan sát và hiểu các mối liên quan của tất cả vật liệu và quá trình là quan trọng cho việc xác nhận nguyên nhân và cách giải quyết vấn đề.

Trích: Câu hỏi 76

Hotline: 0903 319 401